KHÔ KHỚP: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA

Khô khớp gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, đặc biệt là buổi sáng. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khô khớp là gì?

Khô khớp là tình trạng khớp không sản sinh hoặc sản sinh không đủ chất nhờn bôi trơn khi sụn khớp hoạt động. Điều này dẫn tới những triệu chứng như khô cứng khớp, xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động khớp… Các khớp thường bị khô là khớp háng, khớp vai, khớp tay, đặc biệt là khớp gối. 

Một số vị trí khô khớp thường gặp

1. Khô khớp gối

Khô khớp gối là tình trạng khớp gối xuất hiện tiếng lục cục hay răng rắc mỗi khi di chuyển, hạn chế khả năng vận động khớp, có kèm đau nhức, sưng đỏ… Vì dịch bôi trơn trong khớp không tiết hoặc tiết ra không đủ để bôi trơn. Tình trạng này có thể xuất hiện tại một hoặc cả 2 bên khớp.

2. Khô khớp vai

Khớp vai là khớp lớn của cơ thể, có tần suất vận động nhiều. Do đó, khớp này rất dễ bị khô. Người bệnh khô ở khớp vai sẽ thấy khớp có tiếng lạo xạo hoặc lục khục khi vận động, cử động tay hoặc khi nắn bóp vai.

3. Khô khớp tay

Khô khớp tay là tình trạng những sụn khớp của bộ phận tay suy giảm tiết nhờn. Lớp sụn dần bị bào mòn, làm xương tay bị mất lớp màng bảo vệ. Bệnh thường được phân thành 3 dạng gồm khô khớp khuỷu tay, cổ tay và ngón tay.

4. Khô khớp háng

Đây là tình trạng suy giảm dịch nhờn bôi trơn trong khớp háng. Tình trạng này khiến khớp háng bị co cứng, khó mở rộng. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người cao tuổi và người trẻ do ảnh hưởng tính chất công việc, các chấn thương khớp háng, những thói quen sinh hoạt…

Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến gây khô khớp gồm:

  • Tuổi tác và thoái hóa khớp: Quá trình lão hóa tự nhiên có thể khiến bao khớp không sản xuất đủ dịch khớp, từ đó gây khô dịch khớp.
  • Mất cân bằng dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thiếu hụt vitamin, khoáng chất có thể làm giảm sản xuất dịch khớp. Điều này khiến xương khớp có nguy cơ tổn thương cao. Người bệnh rất dễ bị mắc bệnh xương khớp, gồm khô dịch khớp.
  • Thói quen sinh hoạt: Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá, lối sống lười vận động hoặc lạm dụng khớp quá mức, thường xuyên vận động sai tư thế… cũng có thể là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
  • Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng tăng cao, các khớp càng phải chịu nhiều áp lực. Tình trạng này có thể làm mất sự ổn định của ổ khớp, khiến khớp dễ tổn thương, tăng nguy cơ mắc những bệnh lý xương khớp.

Dấu hiệu, triệu chứng khô khớp

Khi mới khởi phát, bệnh khô khớp thường rất khó phát hiện. Vì các triệu chứng thường không rõ ràng. Tuy vậy, nếu chú ý, người bệnh vẫn có thể nhận thấy một số dấu hiệu bất thường như:

1. Đau khớp

Khi khởi phát, người bệnh sẽ bị đau nhẹ, thoáng qua tại khớp ảnh hưởng mỗi khi thực hiện những động tác co, duỗi, xoay khớp, thay đổi tư thế vận động đột ngột. Lâu dần, tình trạng đau khớp xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Mức độ đau khớp lúc này dữ dội hơn, mỗi khi vận động nặng, đi lại, chạy, nhảy…

2. Cứng khớp

Ngoài cảm giác đau nhức, người bệnh còn bị căng cứng khớp. Đặc biệt vào buổi sáng, triệu chứng này sẽ càng nghiêm trọng, rất khó co duỗi khớp.

3. Khớp phát ra tiếng

Khi thực hiện các cử động cơ thể, những khớp bị khô thường là khớp gối và khớp vai. Các khớp này sẽ phát ra tiếng lục cục, lạo xạo hoặc răng rắc. Đây là triệu chứng khô khớp dễ nhận biết nhất cần được chú ý.

4. Hạn chế vận động

Khi khớp bị khô nghiêm trọng, những hoạt động của người bệnh thường bị hạn chế rất nhiều. Độ linh hoạt của khớp khi đó cũng bị suy giảm.

Ngoài các triệu chứng khô khớp trên, một số trường hợp còn xuất hiện những triệu chứng liên quan tới viêm khớp như sưng, nóng, đỏ tại vùng da quanh khớp.

Khô khớp có nguy hiểm không?

Khi bị khô khớp, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, khó chịu khi vận động, sức khỏe suy giảm và tâm trạng khó chịu. Thêm vào đó, bệnh khi không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh như:

  • Hạn chế tầm vận động của khớp
  • Tình trạng đau nhức, khó chịu kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và cả tinh thần.
  • Có nguy cơ cao bị biến dạng khớp và teo cơ. Trường hợp khô dịch khớp gối có thể khiến chân của người bệnh cong vẹo, đi đứng tập tễnh.
  • Biến chứng nặng nhất của khô khớp là cứng khớp. Người bệnh có nguy cơ mất đi khả năng vận động rất cao.

Cách phòng ngừa khô khớp

Để phòng ngừa bệnh khô khớp cần lưu ý:

  • Thường xuyên vận động và luyện tập các bài tập với cường độ thích hợp.
  • Tránh ngồi một chỗ quá lâu: Nhân viên văn phòng cần thường xuyên vươn vai, đi lại, co duỗi khớp gối… mỗi 30 phút/lần để ngăn ngừa nguy cơ khô khớp.
  • Hạn chế vận động gắng sức: Cần sắp xếp cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn không nên mang vác vật nặng quá nhiều để tránh tạo áp lực lớn lên các khớp, dễ dẫn tới tổn thương.
  • Duy trì cân nặng cơ thể hợp lý: Nên ăn uống khoa học và luyện tập để giảm cân khi cần thiết.
  • Thường xuyên xoa bóp để thư giãn và kích thích tăng tiết dịch nhầy ở các khớp.
  • Điều trị khỏi các chấn thương và bệnh lý đang gặp phải.
  • Bổ sung glucosamine: Đây cũng là biện pháp phòng ngừa các bệnh lý ở khớp rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc bổ sung cần có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên thường xuyên bổ sung vitamin C, vitamin D, omega-3, chất chống oxy hóa và canxi. Chúng giúp phòng ngừa và trị viêm, đau khớp rất tốt, đồng thời chống thoái hóa và kích thích tăng tiết dịch khớp bôi trơn hiệu quả.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA BÁC SĨ GIA ĐÌNH DOCTOR HELP KHÁM CHỮA BỆNH TẠI NHÀ VÀ TẠI PHÒNG KHÁM

CN BMT: 544 Phan Bội Châu, P. Thành Nhất, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

CN Sài Gòn: 57 An Điềm , Phường 10, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0898 355 3650898 355 345

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *